Khu dự trữ thiên nhiên Thạnh Phú, Bến Tre

Nhiều loài chim đang sinh sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú – Nguồn: https://thamhiemmekong.com/

Khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú có vị trí địa lý thuộc  địa phần các xã An Điền, Thạnh Phong và Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre;  diện tích: 2.584ha; tọa độ địa lý: điểm cực bắc (rạch Cừ đổ ra sông Hàm Luông: 9o57’40” vĩ độ Bắc, 106o32’58” kinh độ Đông, điểm cực Nam (rạch Eo Lớn đổ ra sông Cổ Chiên): 9o50’05” vĩ độ Bắc, 106o23’56” kinh độ Đông) Quyết định số 57/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005về việc điều chỉnh ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre).

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú là khu vực nằm trong vùng cửa sông Cửu Long. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực này đã trở thành vùng đất ngập nước có vai trò hết sức quan trọng, ngoài việc cung cấp gỗ, củi, đặc biệt có chức năng chống xói lở, cân bằng sinh thái cửa sông, còn có tác dụng bảo vệ đa dạng sinh học, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất của nhân dân vùng ven biển, cung cấp nguồn giống, động thực vật và là nơi cư trú kiếm ăn của các loài sinh vật biển.

Khu hệ động vật – thực vật trong khu bảo tồn có 119 loài thuộc 45 họ thực vật. Diện tích rừng hiện nay tại khu bảo tồn là 2.043 ha, được chia ra làm 4 phân khu. Những vùng bãi biển ngập triều và các kênh rạch của khu bảo tồn khi nước triều xuống là những bãi ăn lý tưởng cho nhiều loài chim. Quần xã Mắm trắng dày đặc ở khu trảng lầy là nơi cư trú thích hợp cho nhiều loài bò sát, lưỡng cư và nhiều loài thú nhỏ, thống kê được: 27 loài bò sát, 08 loài lưỡng cư, 16 loài thú và 60 loài chim.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển cù lao Minh có khoảng 152 loài chim, hệ số đa dạng so với khu hệ chim của tỉnh là 0,87 và 0,78 so với đồng bằng sông Cửu Long. Nhóm thú có khoảng 12 loài thú khác nhau với hệ số đa dạng so với tỉnh là 0,4 và so với đồng bằng sông Cửu Long là 0,3. Nhóm bò sát có khoảng 13 loài khác nhau với hệ số đa dạng so với tỉnh là 0,3. Nhóm lưỡng cư có khoảng 10 loài với hệ số đa dạng so với tỉnh là 0,8.

Khu hệ cá ở khu bảo tồn gồm 49 loài cá thuộc 32 họ 12 bộ cá khác nhau. Trong đó bộ cá Vược có số lượng loài nhiều nhất với 26 loài; bộ cá Nheo có 7 loài; bộ cá Trích có 4 loài; các bộ còn lại có số lượng loài không nhiều, từ 1 đến 2 loài.

Nguồn: Cục BTTN & ĐDSH

Bài viết liên quan