Khu AHP Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát (Tây Ninh)- Tác giả Tăng A Pẩu

Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát nằm ở độ cao từ 5-10m so với mực nước biển, Vườn quốc gia này có địa hình khá bằng phẳng, với tổng diện tích tự nhiên là 19.156 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.179 ha, phân khu phục hồi sinh thái 10.852 ha, còn lại là phân khu hành chính dịch vụ.

Nằm trên địa phận bốn xã: Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp và một phần trên xã Thạnh Tây thuộc huyện Tân Biên của tỉnh Tây Ninh, Vườn quốc gia có hệ động thực vật của vườn quốc gia vô cùng đa dạng, phong phú. Hệ thực vật gồm rừng rụng lá trên đất thấp, rừng bán rụng lá và rừng tràm. Gần phía khu vực biên giới tiếp giáp với Campuchia chủ yếu là đồng cỏ đất lầy với các thảm cói lác. Thực vật có tới 696 loài và cây có thể dùng làm thuốc có tới 158 loài, cây cho gỗ là 58 loài, cây làm cảnh 21 loài, cây thực phẩm là 10 loài và cây dùng làm rau là 7 loài.

Đặc biệt ở đây có hệ chim với số lượng lên tới 203 loài trong đó có nhiều loài chim nước quý hiếm như Giang sen, Già đẫy Java, Cò nhạn, Le khoang cổ…. Đây là còn là nơi dừng chân của Sếu Đầu đỏ trong chuyến di cư từ sông Cửu Long về nơi sinh sản là Campuchia. Chính vì vậy đây đóng vai trò là một nơi quan trọng cho việc bảo tồn hệ chim tại Việt Nam. Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát ở Tây Ninh còn là khu vực có rừng che phủ lớn nhất tỉnh, với hệ sinh thái chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, trở thành nơi bảo tồn nhiều loài động – thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới.

Cục BTTN & ĐDSH

Bài viết liên quan