Khu dự trữ thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng

Khu dự trữ thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà – nguồn: https://danangfantasticity.com/

Sơn Trà là bán đảo nằm ở Đông Bắc thành phố Đà Nẵng, có diện tích 4.370 ha, đã trở thành khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà từ năm 1977 (theo quyết định số 41/TTG ngày 24/01/1977) của Thủ tướng Chính phủ.

Có thể nói Sơn Trà không chỉ là lá phổi xanh gìn giữ môi trường trong lành cho thành phố Đà Nẵng mà còn là nguồn tài nguyên nước phong phú, là nơi có hệ thống thảm thực vật rừng và động vật rừng phát triển tốt.

Bán đảo Sơn Trà có tọa độ địa lí: Kinh độ Đông từ 108o12’45” đến 108o20’40”; vĩ Bắc 16o05’50” đến 16o09’06” và nằm theo hướng Đông- Tây, có chiều dài khối núi 13 km, chiều rộng từ 1,5- 5km; chu vi bán đảo khoảng 60  km. trong đó ¾ là giáp biển, độ cao trung bình của bán đảo là 350m, điểm cao nhất là (đỉnh Ốc) cao 696m, tiếp đến là điểm truyển hình cao 647m, đỉnh quả cầu cao 621m

Tài nguyên rừng: Bán đảo Sơn Trà được bao phủ bởi kiểu rừng kín thường xanh vào mùa mưa nhiệt đới. Nhưng do tác động cuả con người diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. theo thống kê năm 1989 rừng chỉ còn chiếm 67% diện tích của bán đảo Sơn Trà. Trong đó rừng trung bình còn 400ha, chiếm 9% diện tích; rừng phục hồi 2.610,6 ha, chiếm 58,8% diện tích; còn lại là trảng cây bụi và trảng cỏ.

Tài nguyên động vật: theo thống kê năm 2017, động vật Sơn Trà có  366 loài, trong đó, lớp thú có 42 loài, 20 họ, 8 bộ; lớp chim có 162 loài thuộc 45 họ; lớp bò sát có 55 loài, 8 họ; lớp ếch nhái có 22 loài, 6 họ; lớp côn trùng 231 loài, trong đó có 113 loài bướm thuộc 10 họ và 29 loài cánh cứng thuộc 13 họ.

Bán đảo Sơn Trà cũng có sự đa dạng về cấu trúc thành phần loài: tổng số loài thực vật bậc cao là 1,010 loài, chiếm 9,37% loài thực vật cao cấp cảu Việt Nam, thuộc 483 chi và 143 họ. Tổng số loài quý hiếm là 22 loài.

Nguồn: Cục BTTN & ĐDSH

Bài viết liên quan