Khu dự trữ thiên nhiên Phong Điền, Thừa Thiên Huế

Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền có diện tích rừng rất rộng lớn và đa dạng về sinh học – Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/

Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền nằm ở vị trí giữa 16o17’đến16o35’ độ vĩ Bắc và 107o03’ đến 107o20’ độ kinh Đông, ở phía Tây Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Khu vực này bao gồm các huyện A Lưới và huyện Phong Điền và các xã Hồng Hạ, Hồng Kim, Phong Mỹ và Phong Xuân. Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền được thành lập Quyết định số 2979/QĐ-UB ngày 13/11/2002 của UBND tỉnh thừa Thiên Huế với diện tích 41.433 ha bao gồm 43 tiểu khu, với mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH,…, quần thể các loài động thực vật quý hiếm, các loài đang bị đe dọa, các loài đặc hữu của vùng núi thấp miền Trung

a) Hệ thực vật: KBTTN Phong Điền đặc trưng bởi các kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 700m và kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới phân bố ở độ cao trên 700m. Qua kết quả thống kê chưa đầy đủ, KBTTN Phong Điền đã ghi nhận có 597 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 366 chi và 118 họ, trong đó ngành Dương xỉ có 14 họ, 34 loài; ngành Thông đất có 02 họ, 04 loài; ngành Thông có 02 họ, 05 loài; ngành Mộc lan có 100 họ và 554 loài. Theo kết quả điều tra một số loài thực vật quý hiếm tại KBTTN Phong Điền của trường Đại học Nông Lâm Huế năm 2013, thực hiện trên địa bàn 02 huyện Phong Điền và A Lưới, bước đầu đã thống kê được 36 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Ñam 2007, 17 loài thuộc Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, 14 thuộc Danh lục đỏ thế giới (IUCN, 2011) và 5 loài thuộc Phụ lục CITES, gồm 45 chi và 34 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch.

b) Hệ động vật: theo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ hiện trạng các loài thú, cùng với việc kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây của một số tác giả, kết hợp với việc phân tích các mẫu ảnh và mẫu vật thu được, đã xác định KBTTN Phong Điền có 54 loài thú, chiếm 18,3% (54/295) tổng số loài nơi đây.

– Đa dạng về thành phần thú móng guốc: Thú móng guốc chiếm 14,8% (8/54) số loài thú hiện có ở KBTTN Phong Điền; Linh trưởng ở KBTTN chiếm 32% số loài Linh trưởng ở Việt Nam (8/25) và 53,3% (8/15) số loài Linh trường hiện có ở khu vực Trung Trường Sơn, thuộc 3 họ, trong đó họ Cu li có 02 loài, họ Khỉ có 04 loài và họ Vượn có 02 loài. Điều này có thể khẳng định KBTTN Phong Điền là một trong số những địa điểm có tính đa dạng cao về thú Linh trưởng. Kết quả nghiên cứu cũng đã bổ sung thêm vào danh lục 09 loài mà chưa từng liệt kê trong các danh lục lớp thú đã được công bố tại KBTTN Phong Điền trước đây, bao gồm: Cu li nhỏ (Nyeticebiis pygmaeus) và Vượn đen má trắng (Hylobates leucogenus siki); Bò tót (Bos gaurus), cầy gấm (Prionodon par dicolor), cầy hương (Viverricula indicia), cầy van (Chrotogate owstoni); Chuột nhắt (Mus musculus), Chuột rừng (Rattus koratensis) và Chuột núi (Rattus sabanus).

– Đa dạng về thành phần loài chim: Theo kết quả điều tra năm 2011, đã ghi nhận được 176 loài chim, trong đó có 12 loài đặc hữu, 22 loài chim quý hiếm, chiếm 12,5% tổng số các loài chim hiện có ở KBTTN Phong Điền và chiếm 51,16% tổng số chim quý hiếm của toàn quốc. Điều này có thể khẳng định KBTTN Phong Điền là một trong số những địa điểm có tính đa dạng cao về thành phần loài và mật độ chim không những đại diện cho khu vực miền Trung, mà còn cho cả nước Việt Nam.

– Đa dạng về thành phần lưỡng cư, bò sát: Theo kết quả nghiên cứu năm 2010, đã ghi nhận được 46 loài lưỡng cư, bò sát và thu thập được 400 mẫu cá thể sống, có một số loài chưa được định danh (có thể là loài mới) đang đợi kết quả giám định loài từ Viện sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh.

– Đa dạng về thành phần loài cá: Theo kết quả nghiên cún năm 2013, đã xác định được 67 loài cá thuộc 45 giống nằm trong 18 họ của 06 bộ cá khác nhau. Trong đó, khu vực thượng nguồn sông ô Lâu với 62 loài, 44 giống thuộc 18 họ và 06 bộ, tiếp đến là khu vực thượng nguồn Sông Bồ với 52 loài, 36 giống thuộc 16 họ và 06 bộ. Khu vực thượng nguồn sông Mỹ Chánh có thành phần loài thấp nhất với 46 loài, 36 giống thuộc 16 họ và 06 bộ.

Nguồn: Cục BTTN & ĐDSH

Bài viết liên quan