Khu dự trữ thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, Đồng Nai

Khu dự trữ thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai – Nguồn: https://www.tripadvisor.com.vn/

KBT TN-VH Đồng Nai được thành lập theo Quyết định số 4679/2003/QĐ-UBT ngày 02/12/2003, đến ngày 27/8/2010, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 2208/QĐ-UBND đổi tên KBT Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu thành KBT Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai. Tổng diện tích hiện hữu của KBT là 100.535 ha, gồm: 68.015 ha đất lâm nghiệp và 32.520 ha mặt nước (hồ Trị An), thuộc địa bàn của các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An thuộc ranh giới hành chính huyện Vĩnh Cửu và xã Đắc Lua huyện Tân Phú, xã Thanh Bình huyện Trảng Bom, xã Gia Tân huyện Thống Nhất, xã thanh Sơn, La Ngà, Phú Cường, Phú Ngọc, Ngọc Định, Túc Trưng huyện Định Quán. Tọa độ địa lý: 11o04’19” – 11o30’54”N; 106o54’05” – 107o18’27”E.

Theo số liệu của BQL KBT TN – VH Đồng Nai, cho đến nay đã thống kê được 1.552 loài thực vật bậc cao, 166 họ, 95 bộ, 10 lớp, thuộc 06 ngành. Với 71 loài quý hiếm, trong đó có 43 loài nằm trong sách đỏ IUCN (2015), 36 loài Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 11 loài nguy cấp, quý hiếm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Kết quả điều tra của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật năm 2012 đã ghi nhận có 1.817 loài ĐVHD. Trong đó: Nhóm Thú đã được ghi nhận có 25 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2015); có 27 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); có 27 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Nhóm chim đã ghi nhận được 21 loài chim quý hiếm hoặc có giá trị kinh tế ở KBT.

Nhóm lưỡng cư – bò sát đã ghi nhận có 27 loài quý hiếm. Trong đó có 13 loài trong Danh lục Đỏ IUCN; 19 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007; 15 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Nguồn: Cục BTTN & ĐDSH

Bài viết liên quan